Phần mềm quản lý bán hàng| Phần mềm quản lý nhà hàng| Máy in

Số hỗ trợ kỹ thuật 24/24: 0944.772.111 | Số khiếu nại dịch vụ: 0944.773.111
ATO

Tin công nghệ

Trang chủ    Tin tức - Sự kiện    Tin công nghệ

Xếp hạng thị trường bán lẻ: Việt Nam rơi năm bậc
Theo kết quả nghiên cứu lựa chọn xếp hạng 30 nền kinh tế có thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới năm nay vừa được Tập đoàn tư vấn A.T. Kearney công bố, với “chỉ số phát triển bán lẻ chung năm 2009” (The 2009 A.T. Kearney Global Retail Development Index, viết tắt là GRDI) chỉ đạt 55 điểm, thị trường bán lẻ Việt Nam rơi năm bậc xuống vị trí thứ sáu.

Cần lưu ý rằng, đây là bước rơi mạnh, bởi trong bảng xếp hạng của tổ chức này trong suốt sáu năm qua, chỉ mới có ba quốc gia là Slovenia, Croatia, Ukraine và Ai Cập là bị đẩy khỏi “tốp 5”, và nhất là khi đã lọt được vào “tốp 3” rồi, thì cả ba “người khổng lồ” Ấn Độ, Nga và Trung Quốc đều “cố thủ” rất chắc chắn.

Mặc dù vậy, điều an ủi là, trong điều kiện khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, GRDI của tất cả các quốc gia đều rơi và khoảng cách giữa thị trường bán lẻ của nước ta với “tốp 5”, đặc biệt là với cả ba quốc gia đứng ngay sát trên chỉ duy nhất “một bước chân”.

Cụ thể là, thay vì cao ngất ngưởng ở mức 88 – 100 điểm những năm trước đây, GRDI của Ấn Độ chiếm “ngôi hậu” năm nay chỉ là đạt 68 điểm, về nhì là Nga cũng chỉ đạt 60 điểm, còn ba quốc gia đứng liền kề trên chúng ta là Arập Saudi, các tiểu vương quốc Arập thống nhất và cả Trung Quốc đều chỉ đạt 56 điểm, tức là chỉ hơn thị trường bán lẻ của nước ta vỏn vẹn 1 điểm.

Điều này có nghĩa là, cho dù tụt năm hạng là một bước rơi tự do đối với một quốc gia ở trong thế phát triển ổn định như nước ta là nghiêm trọng, nhưng cũng không thể phủ nhận một thực tế khác là tất cả “cùng rơi tự do” gần như nhau, cho nên cơ hội vươn lên các thứ hạng cao hơn của thị trường bán lẻ nước ta là không nhỏ.

Thế nhưng, trước khi nói đến chuyện “phục thù”, điều có ý nghĩa quyết định lúc này là cần phải xem nguồn cơn dẫn đến “thảm hoạ này”.

Trước hết, GRDI là chỉ số do Tập đoàn tư vấn A.T. Kearney xây dựng dựa theo thang điểm 100. Trong đó, thị trường nào có điểm số càng cao có nghĩa là độ hấp dẫn và triển vọng phát triển của thị trường đó càng lớn. Trong đó, các tiêu chí hình thành GRDI được chia thành bốn nhóm lớn, đều có trọng số giống nhau là 25% và đều được đánh giá theo thang điểm 100, gồm:

1) Mức độ rủi ro quốc gia và rủi ro kinh doanh, trong đó 0 điểm là rủi ro cao và 100 điểm là rủi ro thấp;

2) Độ hấp dẫn của thị trường, trong đó 0 điểm là độ hấp dẫn thấp và 100 điểm là độ hấp dẫn cao;

3) Độ bão hoà của thị trường, trong đó 0 điểm là bão hoà và 100 điểm là không bão hoà;

4) Áp lực thời gian, trong đó 0 điểm là không có áp lực về thời gian và 100 điểm là cần khẩn trương thâm nhập thị trường.

Theo cách đánh giá này, ở tiêu chí mức độ rủi ro quốc gia và rủi ro kinh doanh của thị trường bán lẻ nước ta, sau bốn năm cho dù còn chậm, nhưng vẫn có tiến bộ, thì năm nay đã rơi tự do.

Đó là, theo A. T. Kearney, nếu như mức độ rủi ro quốc gia và rủi ro kinh doanh năm 2004 là 52 điểm; năm 2005 nhích lên 54 điểm; năm 2006 tụt xuống còn 43 điểm; còn hai năm 2007 – 2008 đều đạt 57 điểm, thì hiện nay rơi tự do xuống chỉ còn 34 điểm, tức là đã không chỉ giảm mất 40,35% số điểm đã đạt được, mà còn đang ở mức “đáy”.

Không những vậy, ở tiêu chí độ hấp dẫn của thị trường bán lẻ nước ta, tình hình thực sự còn tồi tệ hơn nữa. Bởi lẽ, sau “những bập bõm ban đầu”, chúng ta đã có tiến bộ đáng kể trong hai năm 2007 – 2008, nhưng hiện đã rơi tự do thảm hại không những chỉ so với những gì chúng ta đã đạt được, mà còn ở mức “đáy” so với cả 30 quốc gia có tên trong bảng xếp hạng của A.T. Kearney.

Cụ thể, ở tiêu chí này, nếu như thị trường bán lẻ của nước ta năm 2004 đạt 29 điểm, năm 2005 và 2006 tụt xuống chỉ còn 24 điểm, còn hai năm 2007 – 2008 cùng đạt 34 điểm, thì hiện nay rơi tự do xuống chỉ còn 16 điểm, tức là đã “đánh rơi” mất hơn một nửa số điểm đã đạt được và chỉ bằng gần 60% số điểm của quốc gia thấp nhất trong 29 quốc gia khác có trong danh sách 30 quốc gia này của A.T. Kearney năm nay.

Mặc dù vậy, ở cả hai tiêu chí còn lại, thị trường bán lẻ của nước ta cũng phần nào có được “sự an ủi”. Đó là, ở tiêu chí độ bão hoà của thị trường, theo đánh giá của A.T. Kearney, thay vì 67 điểm năm 2008, với 74 điểm, độ bão hoà của thị trường bán lẻ nước ta đã “loãng hơn”, tức là nhu cầu tăng tiêu dùng hiện nay đã lớn hơn năm 2008 và gần trở lại mức của năm 2007.

Đặc biệt, ở tiêu chí áp lực thời gian, với 97 điểm, tăng 7 điểm so với năm 2008, còn so với năm 2004 thì tăng tới 31 điểm và gần “chạm trần”, thị trường bán lẻ nước ta đang có “sức mời gọi” các nhà đầu tư nhanh chóng tham gia kinh doanh lớn nhất.

Nói tóm lại, tuy rơi tự do trong bảng xếp hạng, nhưng nếu ổn định được tình hình vĩ mô và khôi phục được sự hấp dẫn, thì tương lai phát triển của thị trường bán lẻ nước ta sẽ rất sáng trở lại.

Năm 2008, thị trường bán lẻ nước ta “qua mặt” cả ba “người khổng lồ” Ấn Độ, Nga và Trung Quốc để chiếm “ngôi hậu” trong “làng bán lẻ” thế giới.

 

 

(theo Sài Gòn tiếp thị)

Xem thêm: phần mềm quản lý bán hàngphan mem quan ly ban hangphần mềm quản lý nhà hàngphan mem quan ly nha hangphần mềm bán hàngphan mem ban hangphần mềm nhà hàngmáy in hóa đơnmáy in mã vạchphần mềm quản lý kho,

ATO
    Bookmark and Share
Hỗ trợ

Tp.Hà Nội         024 7300 6077
Tp.Hồ Chí Minh   028 7300 6077 
Tư vấn phần mềm

Tư vấn thiết bị

Mr. Huỳnh - ext: 101
0942 85 80 88
Ms Hương Giang- ext: 203
0928 58 88 18
Tư vấn thiết bị

Tư vấn phần mềm

Mr. Chuyên - ext: 802
0928 58 08 08
Ms Ngọc Hòa- ext: 801
0928 58 58 08