Một cán bộ công nhân viên khi không còn muốn gắn bó với doanh nghiệp hoặc vì một lý do nào đó mà xin ra khỏi doanh nghiệp thì hầu hết các doanh nghiệp đều xử lý theo 1 trong 2 cách. Một là : coi họ như một “Địch thủ” và những gì tốt đẹp mà doanh nghiệp và người lao động có được với nhau đều trở thành tro bụi. Hai là : Cố níu chân họ lại bằng mọi cách để rồi cả hai lại gây khó xử cho nhau trong giải quyết vấn đề... Sau đó các doanh nghiệp lại than thân trách phận là giữ người khó quá, và tìm ra nhiều chế tài để níu chân người lao động, đến lượt mình người lao động khi đã không còn muốn gắn bó với doanh nghiệp nữa thì sẽ bắt đầu những trạng thái tâm lý “sống chết mặc bay” làm việc như bất cần ai và rồi một ngày đẹp trời : Một là gửi lên một cái đơn xin thôi việc, hai là nhận được một cái quyết định nghỉ việc từ ban lãnh đạo. Thật là đáng buồn cho cả doanh nghiệp và người lao động nếu chọn cho mình những cách giải quyết như vậy!
Tại sao chúng ta không xây dựng một văn hóa chia tay??? Chia tay ai chẳng buồn, Nhưng làm thế nào để giữ được những ấn tượng đẹp về nhau giữa doanh nghiệp và người lao động??? Làm thế nào để người lao động làm hết trách nhiệm của mình đến tận phút chia tay doanh nghiệp???
Đối với người lao động, trong thâm tâm của họ luôn coi khoảng thời gian cống hiến của mình là một khoảng thời gian đẹp, được đóng góp vào sự phát triển chung của doanh nghiệp, được học hỏi được nhiều điều, không hổ thẹn khi bước chân ra khỏi doanh nghiệp, có một chút thoáng buồn vì chia tay những đồng đội, đồng thời rực cháy một khát vọng mới để tiến đến thành công mới. Còn đối với doanh nghiệp có một chút luyến tiếc về cán bộ của mình, ghi nhận những đóng góp mà cán bộ đó đã để lại cho doanh nghiệp và cũng thấy vui khi cán bộ công nhân viên của mình có một chí tiến thủ tốt, tự nhận thấy những điểm chưa phù hợp về môi trường để cải tiến và giữ những người đang ở lại.
Nếu làm được như vậy có phải buổi chia tay sẽ trở thành một bữa tiệc đáng nhớ cho cả người ra đi và người ở lại không?
Lại nói đến ATO, trong lòng mỗi cán bộ công nhân viên hiểu hơn ai hết những gì mình đang làm có xứng đáng với những gì mà ATO đã tạo dựng cho mình không??? Đối với Ban lãnh đạo ATO cũng vậy đã thực sự xây dựng được ATO có môi trường tốt đễ giữ chân người lao động hay chưa? Cái đó thì phải tùy vào sự đánh giá của chính những cán bộ công nhân viên của ATO đã và đang cống hiến và làm việc cho ATO. Nhưng có một điều theo tôi mà chúng ta đã và đang làm rất tốt đó là văn hóa ứng xử khi chia tay, có lẽ từ khi thành lập đến nay những cán bộ rời khỏi ATO không nhiều nhưng phải tự hào mà nói rằng hầu hết họ ra đi trong vinh quang và được ATO ghi nhận những đóng góp của họ cho sự phát triển của ATO và chính họ mặc dù không còn làm việc ở ATO nữa nhưng mỗi khi ATO cần đến họ, họ vẫn có mặt trong một không khí đầm ấm và ATO luôn chào đón họ như chào đón một người bạn thân lâu ngày mới gặp.
Qua bài viết này tôi mong muốn tình đoàn kết, sự chia sẻ khi chúng ta còn bên nhau hãy giữ thật tốt để khi không may mắn chúng ta phải nói lời chia tay thì ấn tượng tốt đẹp về nhau luôn được nhớ tới, sự lưu luyến không nỡ xa rời luôn nằm trong tâm trí của mỗi người. Người ở lại mong người ra đi hạnh phúc, người ra đi mong người ở lại thành công!!!
Phan Mạnh Giám đốc Tài chính, thương hiệu
Xem thêm: phần mềm quản lý bán hàng, phan mem quan ly ban hang, phần mềm quản lý nhà hàng, phan mem quan ly nha hang, phần mềm bán hàng, phan mem ban hang, phần mềm nhà hàng, máy in hóa đơn, máy in mã vạch, phần mềm quản lý kho,